Bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu là mối đe dọa lớn, làm cây suy yếu dần, giảm năng suất và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng giải pháp xử lý kịp thời là yếu tố then chốt để bảo vệ vườn tiêu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả căn bệnh này trong bài viết dưới đây của Kingbioworld nhé!
Nguyên nhân gây bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
- Tác nhân chính gây nên bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu là do tuyến trùng Meloidogyne incognita phối hợp với nấm Fusarium solani gây ra. Ngoài ra còn có sự phối hợp của một số loài tuyến trùng và nấm bệnh gây hại khác.
- Tuyến trùng tấn công trước, tạo ra những vết thương hở và nốt sưng trên rễ. Sau đó nấm xâm nhập làm thối rễ dẫn đến triệu chứng cây sinh trưởng chậm, vàng lá, tháo đốt và chết.
Biểu hiện bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu là gì?
Trên thân lá
Biểu hiện lá vàng, gãy đốt do bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
- Cây thường có dấu hiệu phát triển chậm, lá chuyển vàng, đặc biệt là các lá già vàng trước, sau đó héo và rụng dần, tiếp đến các đốt cũng bị rụng.
- Những cây nhiễm bệnh thường có tán lá thưa, khả năng ra hoa và đậu quả suy giảm, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng.
- Trên ruộng, hiện tượng lá vàng, cây sinh trưởng yếu thường xảy ra thành từng vùng nhỏ, ban đầu chỉ vài cây bị ảnh hưởng, sau đó lan rộng hoặc xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau.
- Triệu chứng vàng lá, rụng lá và đốt thường tiến triển từ từ trong thời gian dài, có trường hợp mất vài năm kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi cây bị chết hoàn toàn.
Dưới hệ thống rễ
Bệnh chết chậm khiến rễ cây hồ tiêu phình to bất thường, thối đen.
- Bộ rễ của cây hồ tiêu nhiễm bệnh chết chậm thường kém phát triển.
- Rễ có hiện tượng phình to, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc nối liền thành chuỗi.
- Tại các vị trí phình to thường xuất hiện vết thâm đen hoặc vết nứt, các khối u này có thể bị thối rữa. Các đầu rễ tơ bị thối và có xu hướng mọc nhiều rễ.
- Tình trạng rễ bị phình to hoặc thối rữa phụ thuộc vào mức độ gây hại của bệnh.
- Nếu bệnh trở nặng, cả rễ chính và rễ phụ đều bị thối, các vết bệnh trở nên khô và xơ.
Hậu quả bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
- Bệnh khiến cây hồ tiêu sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng do rễ bị tổn thương dẫn đến năng suất và chất lượng quả kém.
- Bệnh lây lan nhanh nhưng lại tiến triển từ từ trong thời gian dài nên rất khó nhận biết. Khi bệnh biểu hiện rõ cũng là lúc cây đã nhiễm bệnh nặng, không thể cứu dẫn đến thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Cần phải làm gì để phòng bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu?
Kỹ sư Kingbioworld thăm vườn, hỗ trợ tư vấn bệnh cho bà con trồng hồ tiêu
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi vườn hồ tiêu trong mùa mưa để biết được biễn biến của bệnh, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
- Trồng hồ tiêu với mật độ và khoảng cách thích hợp.
- Tưới nước đầy đủ cho cây vào mùa khô và tiêu thoát nước kịp thời trong mùa mưa.
- Bón phân hữu cơ, vô cơ, vi lượng đầy đủ, cân đối, hợp lý theo độ phì đất, độ tuổi và năng suất vườn cây để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế được sự gây hại của bệnh.
- Tạo hình để tán cây hồ tiêu phát triển cân đối.
- Rong tỉa cây che bóng, cây choái sống (cây muồng đen, cây lồng mức, cây muồng cườm, cây keo dậu…) hợp lý vào mùa mưa
- Tủ gốc cho cây hồ tiêu vào mùa khô bằng các vật liệu như cây đậu tương, cây họ đậu (đậu đen, lạc…), rơm rạ, cây ngô.
Xử lý hiệu quả bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu bằng biện pháp sinh học
- Bước 1: Cắt các bộ phận bị hại nặng hoặc đào bỏ cây bị bệnh nặng, cây chết, thu gom và đưa ra khỏi vườn để tiêu hủy.
- Bước 2: Phun bộ đôi sản phẩm King F2 và King Nano Cu để tẩy rửa vườn, phòng trị nấm bệnh lây lan trên cây.
- Bước 3: Tưới bộ 3 sản phẩm King F1, King ST1 và King Trichoderma xuống rễ và vùng đất quanh gốc để phòng trị nấm Fusarium solani và tuyến trùng Meloidogyne incognita gây ra bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu. Xử lý định kỳ 4 lần trong năm, đặc biệt là vào mùa mưa để nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh.
- Bước 4: Sau khi xử lý xong bệnh, sử dụng King 68 + King F1 để phục hồi cây nhanh chóng, giúp cây ra rễ mới, xử lý cách nhau 15 ngày liên tục.
- Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, vì vậy bà con hãy chủ động phòng ngừa bệnh cho cây từ sớm bằng cách sử dụng các sản phẩm của Kingbioworld định kỳ.
Hi vọng qua bài viết chia sẻ thông tin về bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu của Kingbioworld, bà con đã có thêm những kiến thức hữu ích để chủ động trong công tác phòng chống bệnh, mang lại những vụ mùa năng suất cao, chất lượng tốt.
Nếu bà con cần được hỗ trợ thêm về bệnh hại hoặc sản phẩm, hãy gọi ngay đến hotline 0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp của Kingbioworld tư vấn miễn phí.