Rệp sáp là một trong những mối đe dọa lớn đối với cây hồ tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng hạt tiêu. Nếu không kiểm soát kịp thời, rệp sáp có thể lây lan nhanh chóng, gây chết cây hàng loạt. Vậy đâu là giải pháp xử lý rệp sáp hiệu quả và dứt điểm? Mời bà con cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Kingbioworld.
Thông tin chung về rệp sáp trên cây hồ tiêu
Đặc điểm nhận diện
- Rệp sáp có kích thước nhỏ từ 3 - 5mm, cơ thể được bao phủ bởi một lớp sáp trắng. Nếu gạt bỏ lớp bột sáp ra, cơ thể rệp sáp có màu hồng nhạt, nâu nhạt hay vàng nâu.
- Chúng xuất hiện quanh năm, tập trung gây hại chủ yếu ở rễ, lá và quả non của cây tiêu, đặc biệt là trong mùa khô.
- Rệp sáp có vòng đời ngắn, sinh sản nhanh, trứng được đẻ thành từng bọc, mỗi bọc chứa hàng trăm trứng. Vì vậy, mật độ rệp sáp có thể gia tăng gấp nhiều lần chỉ trong một thời gian ngắn.
Nguyên nhân khiến rệp sáp bùng phát
- Vườn tiêu không được vệ sinh thường xuyên.
- Điều kiện nóng ẩm, ẩm độ cao là môi trường thuận lợi cho rệp phát triển.
- Thiếu biện pháp phòng trừ dịch hại hiệu quả.
Dấu hiệu rệp sáp trên cây hồ tiêu
- Trên thân, rễ: Rệp sáp chích hút dinh dưỡng khiến rễ cây bị phủ lớp sáp trắng, đồng thời tạo ra các vết thương hở khiến cho nấm bệnh tấn công gây thối thân, thối rễ dẫn đến suy yếu và chết dần.
Rệp sáp gây hại trên thân, rễ cây hồ tiêu
- Trên lá: Rệp tấn công chích hút ở mặt dưới của lá làm cho lá chuyển vàng và dễ rụng. Chất bài tiết của rệp là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ hóng (bào tử nấm có màu đen), cản trở quang hợp, gây hại lên toàn bộ cây.
- Trên gié hoa, gié quả, kẽ cành: Rệp chích hút làm cho hoa và quả non bị rụng.
Rệp sáp gây ra tác hại như thế nào đối với cây hồ tiêu?
- Rệp sáp chích hút dinh dưỡng, thu hút nấm bồ hóng, cản trở quá trình quang hợp khiến cây suy kiệt, còi cọc, kém phát triển.
- Khiến gié hoa, quả non rụng, năng suất suy giảm từ 30 – 50% nếu không kiểm soát kịp thời.
- Rệp sáp tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công gây bệnh vàng lá, thối rễ. Là vật trung gian lây lan các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tuyến trùng dẫn đến chết cây, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Biện pháp phòng ngừa rệp sáp trên cây hồ tiêu
- Thăm và kiểm tra vườn thường xuyên để sớm phát hiện rệp sáp.
- Chọn đất trồng thích hợp và làm đất kỹ
- Kiểm tra thật kỹ hom tiêu giống trước khi trồng để loại bỏ những hom bị sâu bệnh, rệp ký sinh.
- Cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán lá.
- Dọn sạch cỏ, lá cây rụng trong vườn, làm cho vườn cây thông thoáng.
- Mùa nắng dùng vòi phun nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám để tẩy rửa bớt rệp, tăng ẩm độ trên cây.
Cách xử lý dứt điểm rệp sáp trên cây hồ tiêu
Biện pháp hóa học
- Sử các các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép dùng ở Việt Nam như: Imidacloprid, Chlorpyrifos Ethyl,...
- Tuy nhiên việc lạm dụng các chất hóa học trong thời gian dài sẽ tác động xấu đến môi trường đất và cây trồng, gây tồn dư hóa chất khiến hồ tiêu không đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư.
- Vì vậy, Kingbioworld khuyến cáo bà con không nên lạm dụng các hoạt chất này.
Sử dụng sản phẩm sinh học
- King Vita là giải pháp sinh học đột phá trong phòng và trị côn trùng gây hại, đặc biệt hiệu quả với rệp sáp trên cây hồ tiêu.
- Với thành phần gồm vi khuẩn mạnh BT (Bacillus thuringiensis), virus NPV đặc hiệu cùng 5 chủng nấm màu ký sinh (xanh, trắng, tím, xám, đen), sản phẩm hoạt động trên cơ chế ký sinh, gây độc từ bên trong hệ tiêu hóa của côn trùng, đồng thời phát tán độc tố để lây lan tiêu diệt trên diện rộng.
- King Vita không chỉ tiêu diệt hiệu quả cả trứng, ấu trùng và côn trùng trưởng thành mà còn mang lại hiệu quả kéo dài sau vài lần phun.
Đặc biệt, sản phẩm an toàn với con người, môi trường, vật nuôi và thiên địch, giúp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Hướng dẫn sử dụng
✔️ Trị bệnh: Pha 200g với 300 lít nước, phun ướt đẫm thân, cành, lá và mặt dưới lá. Phun 2 lần, cách nhau 5 - 7 ngày.
✔️ Phòng bệnh: Pha 200g với 400 lít nước, phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần.
✔️ Nên kết hợp cùng sản phẩm King 100 để gia tăng hiệu lực và tiết kiệm tối đa chi phí.
Rệp sáp là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với cây hồ tiêu, nhưng hoàn toàn có thể xử lý dứt điểm nếu được nếu áp dụng đúng biện pháp phòng trừ và sử dụng sản phẩm phù hợp. Hy vọng những thông tin trên của Kingbioworld đã giúp bà con hiểu rõ hơn về rệp sáp và cách bảo vệ vườn hồ tiêu của mình.
Nếu cần tư vấn thêm về kỹ thuật canh tác hoặc các sản phẩm sinh học hiệu quả, bà con hãy liên hệ ngay với Kingbioworld qua hotline 0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư hỗ trợ tận tình, miễn phí!