Mọt đục cành là một trong những mối đe dọa lớn đối với năng suất và chất lượng cà phê. Việc nhận diện sớm và áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ giúp bà con bảo vệ vườn cà phê hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại. Cùng tìm hiểu ngay dấu hiệu, tác hại và giải pháp xử lý mọt đục cành cà phê trong bài viết dưới đây của Kingbioworld nhé!
Thông tin chung về mọt đục cành
Mọt đục cành cà phê là gì?
Mọt đục cành cà phê
Mọt đục cành (Xyleborus morstatti) là một loại côn trùng gây hại phổ biến trên cây cà phê, đặc biệt ở những vùng canh tác lâu năm.
Đặc điểm nhận diện
- Con trưởng thành là bọ cánh cứng, đầu gục về phía trước, màu hung, có nhiều lông mềm bao quanh thân.
- Con cái có màu nâu sẫm, dài 2mm, có cánh màng.
- Con đực màu nâu không có cánh, dài 1mm.
- Ấu trùng có màu trắng, không chân, thường nằm bên trong cành bị đục.
Nguyên nhân khiến mọt đục cành bùng phát
- Môi trường thuận lợi: Nhiệt độ ấm và độ ẩm cao, đặc biệt vào mùa mưa, là điều kiện lý tưởng cho mọt phát triển.
- Vườn không được quản lý tốt: Các cành khô, chết không được loại bỏ là nơi trú ngụ và sinh sản của mọt.
- Cây suy yếu: Cây bị thiếu dinh dưỡng, già cỗi hoặc chịu tác động của các dịch hại khác thường dễ bị mọt tấn công.
Dấu hiệu mọt đục cành hại cà phê
Dấu hiệu mọt đục cành cà phê
Cành cà phê bị mọt đục thường trải qua ba giai đoạn:
1. Các vảy tam giác tại đốt cành chuyển màu đen, các cặp lá gần lỗ đục ở đầu cành bị rụng.
2. Cành bị mọt đục xuất hiện hiện tượng héo, chỉ còn lại vài cặp lá ở phần đầu cành.
3. Cành chết khô
Mọt đục cành cà phê gây ra tác hại như thế nào?
Mọt đục cành khiến cành lá khô héo, chết khô
- Mọt đục cành khiến cành khô héo, chết, không có khả năng mang hoa, nuôi quả, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất.
- Mọt đục lỗ ở cành và chồi, làm tắc nghẽn mạch dẫn, gây cản trở vận chuyển dinh dưỡng, làm cho cành và chồi khô và chết.
- Với các cành nhỏ, yếu mọt sẽ làm gãy cành, sản lượng quả thấp, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con nhà vườn.
Biện pháp phòng ngừa mọt đục cành hại cà phê
- Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để sớm phát hiện các dấu hiệu của mọt đục cành.
- Cắt bỏ, thu gom các phần cây bị hại đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
Xử lý mọt đục cành hại cà phê
Biện pháp hóa học
- Sử các các hoạt chất: Diazinon, Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl,... để tiêu diệt mọt đục cành.
- Tuy nhiên việc lạm dụng các chất này sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh. Đồng thời gây tồn dư hóa chất khiến cà phê không đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Vì vậy, Kingbioworld khuyến cáo bà con không nên lạm dụng các hoạt chất này.
Biện pháp xử lý sinh học
- King Vita là giải pháp sinh học đột phá trong phòng và trị côn trùng gây hại, đặc biệt hiệu quả với mọt đục cành cà phê.
- Với thành phần gồm vi khuẩn mạnh BT (Bacillus thuringiensis), virus NPV đặc hiệu cùng 5 chủng nấm màu ký sinh (xanh, trắng, tím, xám, đen), sản phẩm hoạt động trên cơ chế ký sinh, gây độc từ bên trong hệ tiêu hóa của côn trùng, đồng thời phát tán độc tố để lây lan tiêu diệt trên diện rộng.
- King Vita không chỉ tiêu diệt hiệu quả cả trứng, ấu trùng và côn trùng trưởng thành mà còn mang lại hiệu quả kéo dài sau vài lần phun.
Đặc biệt, sản phẩm an toàn với con người, môi trường, vật nuôi và thiên địch, giúp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Hướng dẫn sử dụng
✔️ Trị bệnh: Pha 200g với 300 lít nước, phun ướt đẫm thân, cành, lá và mặt dưới lá. Phun 2 lần, cách nhau 5 - 7 ngày.
✔️ Phòng bệnh: Pha 200g với 400 lít nước, phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần.
✔️ Nên kết hợp cùng sản phẩm King 100 để gia tăng hiệu lực và tiết kiệm tối đa chi phí.
Mọt đục cành là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với cây cà phê, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu áp dụng đúng biện pháp phòng trừ và sử dụng sản phẩm phù hợp. Hy vọng những thông tin trên của Kingbioworld đã giúp bà con hiểu rõ hơn về loài mọt này và cách bảo vệ vườn cà phê của mình.
Nếu cần tư vấn thêm về kỹ thuật hoặc các sản phẩm sinh học hiệu quả, bà con hãy liên hệ ngay với Kingbioworld qua hotline 0988.366.870 để được đội ngũ kỹ sư hỗ trợ tận tình, miễn phí!